Tiêu chuẩn hữu cơ

Tiêu chuẩn hữu cơ là gì

Việc sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, áp dụng các quy trình sản xuất hữu cơ nhằm mang đến sản phẩm chất lượng, tươi ngon, lành tính, tác động tích cực đến sức khỏe là xu hướng tiêu dùng hiện nay. Những bằng chứng nhận hữu cơ hoặc nhãn hữu cơ in trên bao bì là cách nhận diện và đảm bảo một sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn hữu cơ theo quy định.

Vậy tiêu chuẩn hữu cơ là gì, làm thế nào để sản phẩm được chứng nhận theo tiêu chuẩn hữu cơ và lợi ích mang lại là gì?

Tiêu chuẩn hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ là một chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, tùy vào thành phần đạt được bao nhiêu lượng % là hữu cơ theo từng quy định sẽ có chứng nhận tương ứng.

Đây là chứng nhận nhằm kiểm chứng độ an toàn, độ sạch của thực phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ người sản xuất hữu cơ, nông dân phải tuân theo các tiêu chuẩn sản xuất nào nó trong nông nghiệp hữu cơ. Quan trọng là tất cả các tiêu chuẩn sẽ cho biết những gì sẽ được làm và không được làm trong canh tác hữu cơ, chẳng hạn như các tiêu chuẩn liên quan đến việc sử dụng hóa chất, hormone kích thích tăng trưởng, sinh vật biến đổi gen.

Các nguyên tắc của chứng nhận hữu cơ

Các nguyên tắc của chứng nhận hữu cơ

Nguyên tắc sức khỏe

Nông nghiệp hữu cơ cần duy trì và nâng cao sức khỏe của đất, thực vật, động vật, con người và trái đất như một thực thể thống nhất, trọn vẹn và không tách rời.

Nguyên tắc sinh thái

Nông nghiệp hữu cơ cần dựa trên các hệ sinh thái sống và các chu trình tự nhiên, vận hành phù hợp với chúng, tuân thủ các quy tắc của chúng và giúp bảo vệ tính toàn vẹn và hài hòa của chúng.

Nguyên tắc công bằng

Nông nghiệp hữu cơ cần xây dựng trên các mối quan hệ đảm bảo tính công bằng đối với môi trường chung và đảm bảo cơ hội sống cho mọi sinh vật.

Nguyên tắc cẩn trọng

Nông nghiệp hữu cơ cần được quản lý một cách thận trọng và có trách nhiệm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các thế hệ hiện tại, tương lai và của môi trường.

Lợi ích khi đạt chứng nhận hữu cơ

Lợi ích khi đạt chứng nhận hữu cơ

1. Tuân thủ theo phương pháp canh tác hữu cơ được Quốc tế và Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận

Nhiều trang trại/doanh nghiệp hiện nay đang trồng trọt, chăn nuôi, chế biến theo phương pháp hữu cơ. Tuy nhiên, hầu hết là theo kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân. Khách hàng khi tuân thủ theo tiêu chuẩn hữu cơ, áp dụng theo phương pháp sản xuất hữu cơ của TCVN 11041:2017 sẽ có một chuẩn mực quốc tế được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận để áp dụng vào sản xuất thực phẩm hữu cơ.

2. Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm

Do được hạn chế tiếp xúc với kim loại nặng trong phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu nên sản phẩm hữu cơ rất giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Ngoài ra, các cấu trúc đường và khoáng chất trong các sản phẩm hữu cơ là đáng kể so với thực phẩm được sản xuất thông thường. Điều này làm các loại rau và trái cây bổ dưỡng hơn, tốt cho sức khỏe hơn và có chất lượng cao hơn.

3. Tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị trường thực phẩm hữu cơ

Các sản phẩm hữu cơ nếu được gắn nhãn Organic là bằng chứng sản phẩm của mình đạt chứng nhận hữu cơ. Vì sản xuất hữu cơ, không giống như những sản phẩm được trồng theo kiểu công nghiệp hóa thông thường vì nó ít được xử lý hơn, các tính chất của sản phẩm vẫn còn tinh khiết. Từ đây tạo ra thế cạnh tranh cũng như niềm tin của người tiêu dùng và đối tác.

4. Tạo ra cơ hội xuất khẩu thực phẩm hữu cơ

Thực phẩm được chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường quốc tế lớn, kể cả các thị trường “khó tính”, có yêu cầu cao về thực phẩm an toàn và sạch. Việc thực hiện và chứng nhận còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, khi mà các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ thường được ưu tiên trao đổi tại đó.

5. Phát triển bền vững

Ngoài ra, áp dụng và được chứng nhận hữu cơ cũng là một cam kết của nhà sản xuất về bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, giảm tối đa rác thải, bảo vệ nguồn đất, nước, vi sinh vật và hệ sinh thái. Khách hàng được sử dụng nguồn thực phẩm lành tính, tốt cho sức khỏe, từ đó phát triển hài hòa và bền vững với thiên nhiên. Góp phần khắc phục biến đổi khí hậu ở phạm vi toàn cầu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *